Search

Chân giả dưới gối được hiểu là các loại chân giả cung cấp cho các mức cắt cụt dưới gối.

Chân giả dưới gối tiếp xúc toàn phần (kiểu PTB, PTS, KBM, PTK). Tất cả những chân giả này đều có một SOCKET (ổ mỏm cụt) tiếp xúc toàn phần, có điểm tỳ dưới xương bánh chè, có hoặc không có ổ mỏm cụt mềm bên trong. Các loại chân dưới gối cung cấp cho vùng xương chày có thể chế tạo theo kiểu xương trong và xương ngoài. Gắn với bàn chân bằng khớp cổ chân hoặc bàn chân không khớp. Chân giả dưới gối được cung cấp cho các mỏm cụt vùng cẳng chân (mưc cắt cụt qua xương chày). Cụ thể là cắt cụt trên khớp mắt cá chân và phía dưới khớp gối, được chia thành 3 mức; ngắn, vừa và dài.

Chân giả xương ngoài Chân giả xương trong

CHÂN GIẢ TỨC THÌ

Là việc lắp chân giả ngay tức khắc trên bênh nhân sau khi mổ cắt cụt.Phương pháp này đã làm giảm phù nề mỏm cụt sau phẫu thuật, kiềm chế được hiện tượng đau và đạt được MC chức năng tốt, áp dụng thuận lợi ở những trường hợp tháo khớp.

CHÂN GIẢ SỚM

Cung cấp chân giả sau khi cắt chỉ vết mổ. Chân giả sớm còn gọi là chân giả tạm, sử dụng loại chân giả này nhằm cho mỏm cụt teo ổn định. Một chân giả gần như chân giả chính thức được thiết kế cho chính bệnh nhân, thời gian sử dụng thông thường từ 3 đến 6 tháng, sau thời gian này mỏm cụt teo nhỏ, tiếp xúc giữa mỏm cụt và ổ mỏm cụt trở nên lỏng lẻo, một biện pháp đối phó là tăng lớp tất cho mỏm cụt. Với chân giả dưới gối thì biện pháp thông thường là thay chân giả mới. Việc cung cấp chân giả kịp thời rất quan trọng, nó ngăn ngừa tình trạng biến dạng, giúp các cơ của mỏm cụt thường xuyên được sử dụng nên tăng sức mạnh, tránh phù nề, co cứng, duy trì tầm hoạt động các khớp. Mỏm cụt càng ngắn khả năng biến dạng càng nhiều (mỏm cụt vênh ra ngoài và hạn chế duỗi gối). Trừ một số MC tháo khớp chịu được lực tỳ đè trực tiếp còn lại phần lớn đầu mút MC không cần chịu tỳ đè. (đầu mút mỏm cụt không tỳ lên ổ mỏm cụt chân giả) Đây là điều mà nhiều người cụt chi băn khoăn không giám đi làm chân giả sớm.

CHÂN GIẢ THƯỜNG NIÊN

Đối với chân giả dưới gối thì một chân giả vĩnh viễn là điều khó tưởng,cho dù ta sử dụng bất cứ loại vật liệu nào,độ bền vật liệu dù cao đến đâu thì hàng năm mỏm cụt vẫn thay đổi (xu hướng teo nhỏ dần). Chính vì điều đó đã làm cho ổ mỏm cụt và mỏm cụt không còn tiếp xúc chặt chẽ với nhau, tạo ra hiện tượng khớp giả trong ổ MC. Hiện tượng teo nhỏ không phân bổ đều trên bề mặt mà tập trung tại vị trí cơ bắp. Biện pháp lót ổ MC hay tăng tất MC chỉ là đối phó không phải là giải pháp cơ bản.

Đối với mỏm cụt dưới gối (cắt ngang xương chày) việc cung cấp chân giả cho vùng cắt cụt này rất phong phú về nhiều chủng loại.ví dụ phân theo nhóm vật liệu ta có chân giả bằng da, chân nhôm, chân gỗ, chân nhựa đúc, chân nhựa nhiệt dẻo, chân modular vv.

Theo nhóm chức năng ta có PTB,PTS,KBM,PTK vv. Tất cả loại chân trên đều có ổ mổm cụt(Socket) tiếp xúc toàn phần, có điểm tỳ dưới xương bánh chè. Phân biệt chủ yếu là phần ôm trên lồi cầu xương đùi. Tất cả đều có thể dùng xương ngoài bằng nhôm,nhựa đúc nhự dẻo PP. hoặc xương trong kiểu modular có vỏ thẩm mỹ. Lắp với bàn chân cao xu,PU có khớp cổ chân hoặc không khớp kiểu bàn chân SACH.

PTB. (Patellar Tendon Bearing) chịu tải dưới xương bánh chè, ôm khít nửa dưới xương bánh chè phía trước,ôm hai bên lồi cầu xương đùi.ổ mỏm cụt phụ mềm. Trợ giúp treo gắn bằng dây đeo số tám hặc dây chữ K. Chân giarPTB là loại chân giả ra đời sớm nhất so với các loại chân giả chức năng khác.

PTS (Prothese tibiale supra condylienne) ổ mỏm cụt tiếp xúc toàn phần ôm khít các lồi cầu xương đùi, điểm tỳ dưới xương bánh chè và ôm móc lên bờ trên xương bánh chè,ổ mỏm cụt phụ mềm. (thường chỉ định cho Mc ngắn dưới 8cm)

chân giả này ra đời vào những năm 60 nay nó được kết hợp với nhiều kiểu thiết kế khác nhau.

KBM(Condylen Bettung Munster) ổ MC tiếp xúc toàn phần,thành bên ôm khít lồ cầu xương đùi,điểm tỳ dưới xương bánh chè-để lộ hoàn toàn xương bánh chè.

PTK(Prothese Tibiale Kegel).Gần giống như KBM nhưng hai thành bên ôm chặt lấy hai bên lồi cầu xương đùi băng đệm mềm.Phía lồi cầu trong xương đùi có một miếng chêm để cheo chân giả.

Phương pháp băng ép mỏm cụt bằng băng thun

(Dùng băng thun có kích thước phù hợp,băng theo hình số tám,không băng vòng tròn kiểu ga-ro dẫn đến thiếu máu và phù nề mỏm cụt. Lực ép dàn đều từ đầu mỏm cụt trở về gốc chi, lực ép của băng phân bố đều trên toàn bộ trên bề mặt của da mỏm cụt.Phải băng thường xuyên cho đến khi có chân giả.)

 

LIÊN HỆ ĐẶT LỊCH TƯ VẤN