Áo chỉnh hình được xem như các phương tiện trợ giúp kỹ thuật theo nguyên tắc sinh cơ học, được cung cấp cho cơ thể người bệnh từ khu vực khung chậu lên đến đầu cằm.
Phần lớn áo chỉnh hình tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cột sống.Dựa vào các mục đích điều trị mà người ta chỉ định các kiểu, loại áo chỉnh hình khác nhau.
Theo thết kế của tưng kiểu, loại mà ta ứng dụng các loại vật liệu (Chất dẻo, da gò, hợp kim, vải vv.) và cũng phụ thuộc vào kiểu – loại mà nó có chức năng như: cố định, định động, giảm tỳ đè, nắn chỉnh, kéo dãn vv. Hai nhóm chính: Bất động và Nắn chỉnh
BẤT ĐỘNG – Được hiểu là hãm lại các tầm hoạt động của một đoạn hay toàn bộ cột sống (chặn đứng cử động trong mặt phẳng trước sau, mặt phẳng bên và mặt phẳng ngang). Nó được thực hiện bằng những cấu trúc có diện tiếp súc lớn và dùng khung chậu như một đế tựa. Bất động bậc nhất là tạo được sự tiếp xúc xít sao với thân mình. Chức năng của nó là duy trì mọt tư thế hay tình trạng nắn chỉnh, đồng thời nó cũng có chức năng giảm tỳ đè cho cột sống.Trong chỉnh hình cột sống còn một số loại áo chỉnh hình không làm bất động cột sống hoàn toàn mà nó có chức năng như định hướng vận động.
NẮN CHỈNH – Nói đến nắn chỉnh ta thường nghĩ ngay đến sự tác động của ngoại lực, điều ấy chưa hoàn toàn đúng. Người ta có thể dùng những thủ thuật kích thích, nhắc nhở để bệnh nhân tự sửa nắn các khuyết tật. Nắn chỉnh thường dùng trong các trường hợp có biến dạng cột sống: cột sống quá ưỡn ra sau, gù gập ra trược, công vẹo sang bên (một hoặc nhiều cung cong, cùng phí hay đối nhau), sử dụng các đệm đẩy theo các hướng lực đã tính toán để sửa chữa đường cong khuyết tật (nguyên lý 3 lực). Nhìn mặt phẳng trước các đốt sống được xếp thành chuỗi thẳng đứng, nhìn mặt phẳng nghiêng nó tạo thành một đường công sinh lý. Có nhiều nguyên nhân làm biến dạng cột sống: – Chấn thương (tai nạn lao động, tai nạn giao thông vv) – Duy trì tư thế xấu (bệnh nghề nghiệp, ngồi lâu ở tư thế lệch vẹo, mất cân bằng chi dưới vv). – Bệnh lý (mất cân bằng trọng lực của cơ, thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, tiêu hủy đốt sống do viêm nhiễm). – Không rõ nguyên nhân. CÁC BIẾN DẠNG THƯỜNG THẤY Ở CỘT SỐNG GÙ – Theo nghĩa tiếng Việt được hiểu là trạng thái thân mình cong gập về phía trước, có thể là cung cong cũng có thể là cong do một góc gập. Nguyên nhân có thể do trấn thương, thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm nhiễm vv. VẸO – (Skoliosen) nhìn từ mặt phẳng trước ta thấy cột sống tạo thành một hay nhiều đường cong (hình chữ C, hình chữ S hoặc chữ S đúp). Thêm vào đó là biểu hiện các đốt sống soắn trượt với nhau, lồng sườn xuất hiện biếu gù, trường hợp nặng lồng sườn tỳ lên mào chậu, thân mình ngắn lại. Người ta chia vẹo cột sống thành 4 mức:
Việc cung cấp áo chỉnh hình cho các trường hợp cong vẹo cột sống sang bên ở nước ta còn là một vấn đề chưa được thống nhất. Nhiều khi còn lạm dụng kỹ thuật, những kết cấu phức tạp, những hệ thống bao bọc, đệm đẩy, đòn bẩy, dây kéo chẳng khác nào như một chiếc xiềng nặng nề quàng lên cơ thể người bệnh. Nó ít khả năng kích thích bệnh nhân chủ động giữ thẳng tư thế, nhưng mặt khác nó làm cho một số nhóm cơ hạn chế vận động và nguy cơ bị yếu liệt dần đi. Ta nên hiểu áo chỉnh hình nắn chỉnh cột sống có chức năng cơ bản là hướng lại sự phát triển của cột sống, bằng cách kích thích vận động các mẫu hình vận động cơ. Qua việc tập luyện nắn chỉnh tạo ra sự kéo rãn đối xứng, tăng trương lực cơ và sự ra tăng trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra trong trường hợp do hậu quả bại liệt gây mất cân bằng trọng lực của cơ thì áo chỉnh hình còn có chức năng giữ thẳng cột sống, đề phòng biến dạng trong khi xương phát triển chưa đến độ trưởng thành, chưa có điều kiện phẫu thuật cột sống. Nhiều bệnh nhân lúc đầu mang nẹp (áo CH) thấy tiến triển tốt, nhưng do không hoạt động kết quả lại sấu đi. Sai lầm tai hại là bệnh nhân bỏ không dùng nẹp quá sớm. Mọi người có liên quan phải làm cho bệnh nhân hiểu, nẹp phải mang nếu là con gái đến tuổi xương 18 và con trai là 20. Sau đó vẫn phải mang nẹp vào ban đêm thêm 1-2 năm nữa. Thời kỳ đầu sự tỳ ép vào da thực sự khó khăn cho người sử dụng, vì vậy bao chậu và các đệm đẩy cần được chế tạo bằng các vật liệu thích hợp. Tuần đầu sử dụng cần nới lỏng các đệm đẩy, hạ thấp các thanh chống tạo điều kiện cho BN thích nghi dần. Bác sĩ và các chuyên gia vật lý trị liệu quyết định chính xác về chế độ sử dụng. Cấm gia đình bệnh nhân tự sửa chữa áo nẹp. |